An toàn vận hành nồi hơi
An toàn lao động - ESC
Hướng dẫn vận hành nồi hơi an toàn
Để đảm bảo việc vận hành nồi hơi an toàn cho người lao động và cả thiết bị, chúng ta cần chú ý phải tuân thủ đầy đủ các quy định TCVN. Bên cạnh đó là phải tuân theo quy trình quy phạm hiện hành về an toàn lao động khi sử dụng nồi hơi và các thiết bị áp lực. Công nhân vận hành nồi hơi cần phải có giấy phép vận hành nồi hơi và được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động. Quan trọng nhất tất cả các thiết bị phải được kiểm định và cấp phép bởi các cơ quan chức năng.
I. Vận hành nồi hơi
1. Chế độ đốt nồi hơi
Khi vận hành nồi hơi, cần phải lưu ý giữ đúng chế độ đốt có nghĩa là đảm bảo việc nguyên liệu đốt sẽ cháy hoàn toàn và phải cấp thêm gió vào nồi nếu thấy có nhiều khói đen. Chế độ đốt tốt nhất là khi khói ra có màu xám. Nếu không nhìn rõ khói lên thì phải hạn chế cấp gió cho nồi hơi.
Than phải được rải đều trên mặt ghi và cho vào từng lượng nhỏ để duy trì việc cháy đếu. Việc cấp than và phải diễn ra nhanh chóng và sau đó đóng ngay cửa than lại.
Chiều dày của lớp than nên giữ ở mức khoảng 30 cm. Việc cào xỉ than phải được thực hiện theo chu kỳ và mở to là chắn khói để tăng sức hút của nồi.
2. Cấp hơi
Bắt đầu chuẩn bị cấp hơi cho nồi khi áp suất trong nồi gần bằng áp suất làm việc tối đa. Mực nước nên cao hơn mức bình thường trước khi cấp hơi và cần duy trì chế độ cháy ổn định.
Mở từ từ van hơi chính để xả hết nước đọng và làm nóng đường ống dẫn hơi trong khoảng 10 đến 15 phút. Trong khoảng thời gian này cần chú ý hiện tượng dãn nở ống và giá đỡ ống, nếu mọi thứ bình thường thì mở van hơi chính tối đa để cấp hơi. Từ từ mở van hơi và khi đã mở hết cỡ thì xoay van hơi ngược lại nửa vòng. Để tránh hơi ra có lẫn nước, việc cấp nước vào nồi hơi phải từ từ, tránh để mức nước trong nồi cao quá mức bình thường.
3. Cấp nước
Trong khi vận hành lò hơi cần chú ý giữ vững mực nước trong nồi hơi không nên vận hành nối quá lâu ở mức nước thấp nhất hoặc cao nhất theo giới hạn. Bình cấp nước trung gian hoặc bơm tay sẽ đảm đương việc cấp nước định kỳ cho nồi hơi. Nước cấp cho nồi hơi cần đạt các yêu cầu sau: độ cứng toàn phần không quá 0.5mgđl/lít; độ PH là 7.1
II. Ngừng nồi hơi
1. Ngừng nồi hơi bình thường
Trình tự ngừng nồi hơi bình thường được thực hiện như sau:
-Bước 1: Kênh van an toàn và giảm áp suất của nồi hơi xuống kết hợp thêm nước vào nồi hơi, nâng mức nước của nồi đến mức cao nhất để đóng van cấp hơi và van xả hơi ra ngoài không khí.
-Bước 2: Ngừng cấp than cho nồi và đóng cửa than lại, đóng lá chắn khói
-Bước 3: Để cho nồi hơi nguội từ từ. người vận hành nồi hơi phải thường xuyên giám sát.
Việc tháo nước khỏi nồi hơi để vệ sinh phải có sự cho phép của người phụ trách nồi hơi. Khi áp suất hơi bằng 0 và nhiệt độ nước khoảng 70 đên 80 độ C thì mới được tháo nước. Song song với việc tháo nước, thực hiện kênh van an toàn lên một cách từ từ.
2. Ngừng sự cố nồi hơi
Khi gặp sự cố, việc ngừng nồi hơi phải được thực hiện như sau:
-Bước 1: Ngưng ngay việc cung cấp nhiên liệu và không khí vào nồi hơi. Đóng lá chắn khói gần hết.
-Bước 2: Cào than đang cháy ra khỏi buồng đốt một cách nhanh chóng.
-Bước 3: Sau khi sự cháy đã chấm dứt, thì tiến hành đóng hoàn toàn các cửa van và lá chắn khói lại.
-Bước 4: Đóng van cấp hơi và kênh van an toàn lên để cho hơi thoát ra ngoài.
-Bước 5: Cấp nước đầy vào lò hơi.
Người vận hành nồi hơi giám sát để nồi hơi nguội từ từ. Đặc biệt nghiêm cấm dập lửa trong nồi hơi bằng nước.
1. Chế độ đốt lò hơi
Trong quá trình cấp hơi thì lò phải giữa đúng chế độ đốt tức là phải đảm bảo được yếu tố nhiên liệu sẽ cháy hoàn toàn và nếu có nhiều khói đen thì phải cấp thêm gió vào lò tăng sức hút. Nếu không nhìn rõ khói lên thì phải làm hạn chế cấp gió, giảm sức hút. Nếu như khói ra có mầu xám là chế độ đốt tốt nhất. Than khi cho vào lò thì phải rải đều trên mặt ghi và cho vào từng lượng nhỏ để duy trì việc cháy đếu trên mặt ghi. Việc cấp than và cào xỉ thì phải nhanh chóng và sau đó đóng ngay cửa lò cho than lại.
Chúng ta cũng cần chú ý tới chiều dày của lớp than, củi trên mặt ghi vào khoảng 300mm. Xỉ được cào ra bằng cửa tro và cửa bụi. Việc cào xỉ, bụi được thực hiện theo chu kỳ và thao tác cần tăng sức hút của lò bằng cách mở to lá chắn khói.
2. Cấp hơi
Việc đốt lò cho tới khi áp suất trong lò gần tương đương áp suất làm việc tối đa thì bắt đầu chuẩn bị cấp hơi. Trước khi cấp hơi mực nước nên để cao hơn mức bình thường. Khi cấp hơi phải đảm bảo chế độ cháy phải ổn định.
Khi cấp hơi chúng ta mở từ từ van hơi chính để một lượng hơi nhỏ làm nóng đường ống dẫn hơi và xả hết nước đọng trên đường ống dẫn hơi vào khoảng 10 ÷ 15 phút, trong thời gian này quan sát hiện tượng dãn nở ống và giá đỡ ống, nếu thấy bình thường thì mở van hơi chính hết cỡ để cấp hơi đi. Việc mở van hơi phải từ từ và nếu khi mở hết cỡ thì xoay ngược lại nửa vòng vô lăng van hơi lại.
Để tránh trường hợp hơi có lẫn nước ra nước được cấp vào nồi hơi phải từ từ, không nên cho mức nước trong lò cao quá mức bình thường theo ống thuỷ.
3. Cấp nước
Trong quá trình vận hành lò hơi phải giữ vững mực nước trong nồi hơi không nên để lò vận hành lâu ở mức thấp nhất hoặc mức cao nhất giới hạn. Lò hơi luôn đảm bảo được cấp nước định kỳ do bình cấp nước trung gian hoặc bơm tay (bơm điện) đảm đương việc này.
Bình cấp nước trung gian của lò có thể sử dụng làm bơm cấp nước chính cho lò với trình tự hoạt động như sau:
4. Chế độ xả bẩn lò
Việc xả bẩn cho lò hơi định kỳ được thực hiện cho các van 6;7 trong sơ đồ
Tuỳ theo chế độ nước cấp ở từng mục đích sử dụng lò mà người ta xác định số lần xả bẩn trong một ca. Nước cấp càng cứng thì độ kiềm càng cao thì số lần xả lò hơi càng nhiều. Ít nhất trong một ca thì phải xả bẩn 2 lần, mỗi lần xả từ 2 đến 3 hồi, mỗi hồi xả từ 10 đến 15 giây. Trước khi xả chúng ta nên nâng cao mức nước trong nồi hơi lên mức nước trung bình khoảng 25 đến 50mm theo ống thuỷ. Ống thuỷ cần được thông rửa ít nhất 2 lần trong một ca. Van an toàn của lò cũng phải được kiểm tra 1 lần trong 1 ca.
5. Yêu cầu nước cấp cho lò
Nước cấp th có độ cứng toàn phần không vượt quá 0,5mgđl/lít: PH = 7 ¸ 10